Để có thể xuất khẩu lao động Nhật Bản, trước hết người lao động cần có đủ giấy tờ và phù hợp với quy định của chính phủ Nhật đưa ra. Chỉ cần có một chút sai sót nhỏ hoặc thiếu một trong số các giấy tờ đó thì người lao động khó có thể xuất khẩu lao động. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi chuẩn bị hồ sơ.
1. Hồ sơ xuất khẩu lao động photo 2 mặt, không in trên khổ giấy A4
Theo quy định, tất cả các giấy tờ đều phải được in 1 mặt và trên khổ giấy A4. Tuy nhiên, nhiều người xuất khẩu lao động không nắm bắt được thông tin này nên thường phải đi photo lại rất nhiều lần.
2. Giấy tờ công chứng chuẩn bị cho xuất khẩu lao động Nhật Bản quá hạn
Tất cả các giấy tờ đều phải được công chứng trong thời gian dưới 3 tháng. Đây là lỗi mà nhiều người mắc phải nhất vì họ thường chỉ quan tâm giấy tờ đó đã được công chứng hay chưa.
3. Hồ sơ xuất khẩu lao động: Giấy khai sinh ghi sai và không đủ thông tin
Lỗi thường gặp nhất là ghi sai tuổi của bố mẹ. Theo cách tính tuổi của người Việt Nam, tuổi được tính bằng tuổi thực cộng thêm 1 (tuổi mụ). Tuy nhiên, theo quy định, cách tính tuổi này không được chấp nhận.
Hơn nữa, trong giấy khai sinh có khá nhiều thông tin cần điền, và ở một số phần (nơi sinh, quê quán,...) có thông tin giống nhau nên một số người đã bỏ trống những phần đó. Theo quy định, người xuất khẩu lao động cần điền đầy đủ tất cả các thông tin trong giấy tờ yêu cầu.
4. Sai sót trong sổ hộ khẩu khi làm hồ sơ chuẩn bị xuất khẩu lao động Nhật Bản
Có không ít người lao động điền sai ngày tháng năm sinh, ghi thiếu thông tin của các thành viên trong gia đình hay thông tin về công việc không thống nhất với xác nhận về công việc.
Để tránh những lỗi trên khi làm hồ sơ chuẩn bị xuất khẩu lao động, bạn cần đối chiếu các giấy tờ cẩn thận và tránh những sai sót không đáng có.
Nếu có thông tin gì cần sửa đổi, người lao động cần viết vào phần cuối sổ và xin xác nhận của chính quyền địa phương.
5. Ảnh dùng để làm hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản
Một số lỗi thường gặp:
- Ảnh sai kích thước
- Ảnh không đúng với yêu cầu nhà tuyển dụng
- Ảnh quá cũ (thông thường nhà tuyển dụng chỉ chấp nhận ảnh được chụp trong thời gian 6 tháng)
6. Xác nhận công việc từng làm và xác nhận học tiếng của người xuất khẩu lao động
- Thiếu thông tin: lĩnh vực đăng ký kinh doanh, mã số thuế, tính không chính xác thu nhập, sai thông tin của người bảo lãnh.
- Thiếu thông tin cơ bản của học viên, ghi sai thời gian học.
7. Giấy tờ của ngân hàng
- Thông tin giữa giấy tờ xác nhận của sổ tiết kiệm và số dư bị sai.
- Sai thông tin người bảo lãnh.
- Không có tên chi nhánh, phòng giao dịch.
- Số sổ tiết kiệm bị mờ.
Những lỗi trên rất nhỏ nên người lao động thường không chú ý và vô tình bỏ qua nên dẫn tới mất nhiều thời gian làm lại. Để tránh những sai sót trên khi làm hồ sơ xuất khẩu lao động, bạn cần theo theo đúng chỉ dẫn của nhân viên tư vấn và kiểm tra, rà soát các giấy tờ một cách cẩn thận.