Từ hàng nghìn năm nay, người Nhật đón Tết dương lịch, chào đón năm mới vào ngày 01/01 dương lịch giống như người châu Âu.
Từ năm Minh Trị thứ 6, cách người Nhật đón Tết dương lịch giống như các nước phương Tây.
Từ năm 1844 đến 31/12/1872 tức năm Minh Trị thứ 5, xứ sở hoa anh đào đón năm mới theo lịch Thiên Bảo. Tuy nhiên, sang năm Minh Trị thứ 6, ngày Tết của đất nước mặt trời mọc chính thức được chuyển sang 01/01 dương lịch.
Lý do dẫn tới sự thay đổi này là do các nhà lãnh đạo của của đất nước này muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Hơn nữa, họ cũng thấy rằng phương Tây đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt và rất đáng để học hỏi. Từ khi có sự thay đổi này, chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được nhiều loại chi phí cũng như giảm được số ngày nghỉ của lao động, giúp tăng sản lượng toàn quốc gia.
Mặc dù lựa chọn ngày giống như người phương Tây nhưng đất nước mặt trời mọc vẫn giữ được cách đón chào năm mới riêng, mang những nét độc đáo, tinh túy của văn hóa truyền thống dân tộc.
Một số hoạt động truyền thống của đất nước mặt trời mọc:
Để chào đón vị thần Toshigami-sama đến nhà, vào những ngày gần Tết, họ thường vệ sinh nhà cửa, sắm sửa đồ đạc và trang trí nhà theo phong tục truyền thống.
Cây tùng được trang trí trước cửa vì người dân xứ Phù Tang quan niệm rằng vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.
Khung cửa của các gia đình được trang trí bằng một số vật như: đồ đan bằng lá màu trắng để tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết, quả quýt tượng trưng cho sự thịnh vượng, thừng bện bằng cỏ dùng để dâng lên thần tài lộc và dải giấy màu trắng để xua đuổi tà ma.
Các loại bánh Tết, cà rốt, rau xanh,... thường được dùng để thờ thần linh. Ngoài ra, vào những ngày đầu năm mới, người Nhật còn chế biến các món ăn từ rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô,... để cầu mong sự tốt lành.
Vào đêm 30, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng ăn tất niên. Đến giao thừa, các ngôi chùa sẽ điểm 108 hồi chuông để xua đuổi 108 con quỷ sứ. Sau đó, chủ gia đình đọc lời chúc mừng năm mới và cùng nhau uống rượu, thưởng thức bánh.
Xuất hành là một trong những việc rất được coi trọng. Mỗi năm sẽ có một hướng tốt. Họ sẽ chọn hướng đó để đi lễ chùa. Trước khi hành lễ, mọi người phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ.
Ba ngày đầu năm mới được gọi là “ba ngày chúc tụng”. Vào ngày mùng 1, người Nhật Bản sẽ đi chúc Tết cấp trên, bạn bè, họ hàng. Các gia đình đều để sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa đã đến thăm nhà.
Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con vào ngày tết giống như các quốc gia châu Á khác.